• Sụn mũi giả và sụn tự thân có điều gì khác biệt?

    Dù là nâng mũi sline, nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi Hàn Quốc…, muốn có kết quả tốt nhất thì việc lựa chọn sụn mũi giả hay sụn tự thân ra sao cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng

    Trong toàn bộ quy trình phẫu thuật nâng mũi, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến chính là chất liệu độn. Dù là nâng mũi sline, nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi Hàn Quốc…, muốn có kết quả tốt nhất thì việc lựa chọn sụn mũi giả hay sụn tự thân ra sao cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy hai loại sụn này có điều gì khác biệt, nên lựa chọn loại sụn nào để nâng mũi, tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

    1. Về sụn nhân tạo nâng mũi

    Trong lịch sử ngành thẩm mỹ, loại sụn này hay sụn sinh học có lịch sử lâu đời nhất, nó chính là lựa chọn đầu tiên cho quá trình nâng cao sống mũi. Theo thời gian, các loại sụn nhân tạo đã được nâng cấp nhiều hơn, đem lại vẻ đẹp phù hợp với từng khuôn mặt, cảm giác tự nhiên hơn hẳn so với trước đây.

    Sụn giả hay sụn nhân tạo đầu tiên mà mọi người biết đến được làm bằng chất liệu sụn silicone. Chất liệu này tương đối dễ kiếm, giá thành lại tương đối rẻ, do vậy mà thời gian đầu nó được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên, khi những thành phần này đưa vào cơ thể thì nó sẽ bị đào thải, sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng lệch sống mũi, cong vẹo…

    Sụn nhân tạo có ưu điểm giá rẻ nhưng chất lượng vẫn là một dấu hỏi lớn

    Nhận thấy được khuyết điểm của loại sụn silicone, các bác sĩ đã phát triển nó để trở thành loại sụn silicone định hình để nâng mũi. Nó là loại sụn tương đối mềm dẻo, dễ uốn cong như ý muốn. Thông thường, nó sẽ được đúc sẵn theo hình dáng của chiếc mũi, tuy nhiên tùy vào từng khuôn mặt để các bác sĩ cắt gọt nó sao cho phù hợp, đảm bảo chiếc mũi được tự nhiên và hài hòa nhất. Tất nhiên, bên cạnh ưu điểm thì loại sụn này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ.

    2. Về chất liệu sụn nâng mũi là sụn tự thân

    Đây chính là sụn sống, được sinh trưởng và phát triển ngay trong cơ thể của mọi người. Ngày nay nó được ứng dụng nhiều trong các quy trình phẫu thuật nâng mũi, tạo nên một bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển của ngành nghề này. Đa phần, sụn được lấy là sụn vách ngăn, sụn vành tai hay sụn cân thái dương…, nó có nhiều ưu điểm vượt trội.

    Điển hình nhất đó là hài hòa với khuôn mặt, có độ tương thích với cơ thể, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và liên kết hoàn hảo cùng với các bộ phận khác. Nhờ loại sụn này mà kết quả phẫu thuật không xảy ra biến chứng, cong lệch như nhiều chất liệu khác. Đặc điểm mềm dẻo của nó cũng giúp cho chiếc mũi trở nên mềm mại, tự nhiên hơn, nó không xảy ra hiện tượng bóng đỏ.

    Sụn tự thân có khả năng tương thích cao với cơ thể

    Song sụn tự thân cũng có một số nhược điểm như thời gian lấy ra lâu hơn, kỹ thuật cũng đòi hỏi sự phức tạp. Sau một thời gian, sụn sẽ bị co rút và vẻ đẹp của chiếc mũi sẽ không được như ban đầu. Đó là lý do vì sao để khắc phục nhược điểm này, các bác sĩ đã kết hợp phương pháp nâng mũi bọc sụn sử dụng cả hai loại sụn nhân tạo và sụn tự thân. Nếu muốn biết thêm về kỹ thuật này, đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi vào kỳ sau bạn nhé!

     

    Chăm sóc Sức Khỏe và Sắc Đẹp cùng Beauty and Health Care Việt Nam

    Ngày đăng: 28-08-2017 1,224 lượt xem

Đăng Ký Tư Vấn

Hotline: Phone, Zalo, Viber, WhatsApp

0916611678
Vui lòng cho chúng tôi biết tên bạn để tiện xưng hô
Số ĐT hoặc Zalo
Email và facebook
Facebook chat